Hát sắc bùa ngày xuân

Hát sắc bùa là loại hình diễn xướng dân gian mang dấu ấn tín ngưỡng, phong tục, thường diễn ra vào dịp tết Nguyên đán hằng năm ở các làng quê ven biển Quảng Ngãi. Những người tham gia hát sắc bùa lập thành phường. Phường sắc bùa gồm có ông bầu (cái) và các quân (có khi 4, 8 hoặc 16 quân và phải là con gái, thường từ 13 đến 18 tuổi), cùng ban nhạc gồm kèn, trống, sanh tiền, đờn cò. Phường sắc bùa thường bắt đầu “lưu diễn” từ đêm trừ tịch
cho đến hết tháng giêng, từ nhà này sang nhà khác để chúc tụng năm mới, yểm quỷ, trừ tà (sắc nhà), có khi cũng hát ở đình làng, lăng miếu (sắc làng).

Ngoài những bài hát theo điệu thức của tuồng, dân ca... còn có những điệu múa dân gian của các con xô (quân) giúp vui ngày Tết. Ở Quảng Ngãi còn có 2 làng hát sắc bùa nổi tiếng là An Thạch (Phổ An, Đức Phổ) và Văn Hà (Đức Phong, Mộ Đức).
 
Hát sắc bùa ngày xuân
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây