Di tích Mộ và Đền thờ Bùi Tá Hán

Bùi Tá Hán (1496 - 1568), người Châu Hoan (Nghệ An). Ông là vị tướng tài kiêm văn võ, có công lớn trong việc ổn định và khai phá vùng đất Thừa Tuyên Quảng Nam (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) vào thế kỷ 16. Ông được nhà nước phong kiến triều Lê Trung Hưng (1546) phong tước Quận công và các triều đại sau tấn phong Trấn quốc công, suy tôn là Thượng đẳng thần.

Di tích Mộ và đền thờ Bùi Tá Hán hiện nay tọa lạc tại Rừng Lăng, thuộc phường Quảng Phú, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 4 km về hướng Tây Bắc. Trong đền thờ có hai pho tượng gỗ, một pho tượng là Bùi Tá Hán, tương truyền do một nhà sư ở Phú Yên tạc chân dung ông vào lúc sinh thời, còn tượng kia là tượng Xích Y họ Hạ, vốn là bộ tướng của ông. Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa như: 24 sắc phong từ triều vua Cảnh Thịnh đến Khải Định, trong đó có 9 sắc phong cho Bùi Tá Hán, 7 sắc phong cho Xích Y họ Hạ, 8 sắc phong cho Bùi Tá Thế - con trai Bùi Tá Hán, danh tướng triều Lê và bia đá, liễn đối cẩn xà cừ, tam sự..
 
Di tích Mộ và Đền thờ Bùi Tá Hán
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây